Gần đây, Khoa CSSKSS – Phụ sản TTYT huyện Đầm Hà thường xuyên xuất hiện các trẻ sơ sinh sau khi được sinh ra trong những giờ đầu được gia đình tự ý bôi, đắp chất dạng bột màu đen lên vùng thóp của trẻ, đã có những trường hợp trẻ bị bôi và bị viêm da vùng đầu, có trường hợp chất bôi rơi xuồng vùng trán, má gây viêm da, chảy dịch viêm…

Mặc dù, trong thời gian qua, các nhân viên y tế của khoa đã nhiều lần nhắc nhở, khuyến cáo về nguồn gốc các chất bột màu đen không rõ công dụng  đó, xong vẫn có nhiều gia đình thiếu hiểu biết và vẫn sử dụng để bôi, đắp vào vùng thóp của trẻ sơ sinh. Theo các gia đình cho rằng bôi chất đó để phòng bệnh mang tên “mở khoá đầu”

Vậy “Mở khóa đầu” ở trẻ sơ sinh là gì?

Thuật ngữ mở khoá đầu ở trẻ sơ sinh từ lâu được người dân ở vùng núi phía Bắc (đặc biệt là một số tỉnh như Quảng Ninh, Bắc Giang…) dùng để chỉ một căn bệnh đặc biệt. Căn bệnh này xảy ra với những đứa trẻ mới sinh được vài ngày.
Theo người dân tại đây, biểu hiện mở khóa đầu đó là trẻ bỏ bú, khóc dai dẳng hoặc ngủ li bì. Đặc biệt, phần hộp sọ chỗ thóp của trẻ có vết lõm sâu, giống như bị tách ra.

Còn theo chuyên môn, các bác sĩ gọi hiện tượng mà thóp trẻ sơ sinh đột ngột có xu hướng giãn rộng hơn bình thường là một hiện tượng bất thường xảy ra ở vỏ não và trường hợp này có thể sẽ phải thăm khám bác sĩ nếu trẻ có những dấu hiệu quấy khóc, trở nặng thấy rõ được sức khỏe của em bé sơ sinh.

Khi gia đình có con gặp phải các dấu hiệu như trên, người dân đều cho rằng trẻ bị mở khóa đầu, từ đó họ thường tự phòng bệnh mang tên “mở khoá đầu”  bằng cách mua chất dạng bột màu đen và đắp, bôi vào thóp của trẻ sơ sinh.

Thực hư về bệnh mở khóa đầu ở trẻ sơ sinh

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, trong y văn không có thuật ngữ nào là “Mở khóa đầu”. Ở trẻ có thóp trước và sau, thóp trước có kích thước 2×2,5cm khép lại hoàn toàn sau 12-18 tháng; Thóp sau khép sớm hơn sau 2-3 tháng.

Tình trạng trẻ sơ sinh có những rãnh sâu trên hộp sọ, đây là hiện tượng bình thường khi xương sọ của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Nói cách khác, ở nhiều trẻ, các đường khớp của xương sọ tạo thành rãnh, rãnh này tạm thời chưa mất đi nên bố mẹ bị ngộ nhận đây là hiện tượng “nứt” hộp sọ.

Các bác sĩ khuyến cáo người dân nên thay đổi quan niệm sai lầm về căn bệnh này. Việc bôi, đắp chất bột nói trên không rõ công dụng như cách làm dân gian đã chỉ dẫn rất nguy hiểm. Vì trẻ sơ sinh còn rất non nớt, nếu điều trị không đúng cách rất dễ dẫn đến viêm da, nhiễm trùng huyết, xuất huyết não, tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nặng và tử vong cao.

Vì vậy, người dân khi thấy trẻ có các biểu hiện bất thường cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán để có hướng điều trị phù hợp, tránh các trường hợp điều trị ở nhà không đúng cách có thể dẫn tới các nguy cơ bệnh của trẻ trở nên trầm trọng hơn. Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa I chuyên ngành Sản phụ khoa sẽ mang lại cho bệnh nhân những chẩn đoán và điều trị tốt nhất :

*  Bs CKI. Lê Anh Quyến – Chuyên ngành sản phụ khoa, Phó giám đốc TTYT

* Bs CKI. Quy Thị Hường – Chuyên ngành sản phụ khoa, Phụ trách khoa CSSKSS và phụ sản.

Tổng số người đã xem bản tin này: 4

Trả lời