Kể từ khi bùng phát vào năm 2019, virus SARS-CoV-2 đã đột biến nhiều lần. Những biến thể “gây lo ngại” bắt đầu xuất hiện như Alpha, sau đó tới Delta và Omicron. Cho đến nay, biến thể Omicron chiếm ưu thế tối đa trên toàn cầu. Tuy nhiên, biến thể này cũng đã đột biến và hình thành các nhánh phụ, chẳng hạn như BA.4 và BA.5.

* Một số đặc điểm của biến thể phụ BA.5 là:
– Có tốc độ lây lan cao
– Gây ra các triệu chứng nhẹ hơn, tương tự các nhánh của Omicron
– Tác động ở đường hô hấp trên (mũi) trong khi chủng virus SARS-CoV-2 gốc ảnh hưởng nhiều tới phổi
* Các triệu chứng chính của BA.5 :
– Sốt hoặc ớn lạnh
– Khó chịu, mất khứu giác
– Ho, mệt mỏi
– nghẹt mũi, sổ mũi
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể khó thở, thở gấp, đau cơ bắp, đau đầu, đau họng, buồn nôn hoặc nôn mửa, tiêu chảy.

* Mức độ nguy hiểm

GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khẳng định, mặc dù biến thể phụ phụ BA.2 của Omicron vẫn chiếm ưu thế nhưng biến thể phụ BA.5 đã xuất hiện tại Việt Nam. Đây là tất yếu do nước ta mở cửa giao lưu về kinh thế, thực hiện bình thường mới.

Biến chủng BA.5 lần đầu được phát hiện tại Nam Phi vào tháng 1, đến nay, nó đã trở thành chủng phổ biến tại một số quốc gia như Isarel, Đức…

Một số đánh giá cho thấy BA.4, BA.5 lây lan nhanh hơn biến chủng cũ (BA.2), song chưa có bằng chứng về tỷ lệ trở nặng. Do đó, Bộ Y tế tiếp tục theo dõi biến chủng mới và thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ đó điều chỉnh và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

Tương tự, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn Cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng, cũng thông tin, biến thể BA.5 vẫn là của chủng Omicron với sự lây lan nhanh, mạnh hơn các chủng trước BA.1, BA.2.

“Dù biến thể phụ này lây lan nhanh nhưng thực tế, số ca nặng không quá cao, không gây quá tải hệ thống y tế. Bên cạnh đó, chúng ta đã có kinh nghiệm trong các đợt phòng chống dịch nên việc xuất hiện biến chủng mới không đáng lo ngại”.

* Vắc xin COVID-19 hiện nay có hiệu lực với biến thể BA.5 của Omicron?

Vắc xin phòng chống dịch COVID-19 hiện nay vẫn còn có hiệu lực đối với chủng Omicron. Vì vậy, việc người dân đi tiêm các mũi nhắc lại theo khuyến cáo Bộ Y tế là điều cần thiết để phòng chống các biến thể mới xâm nhập này.

Việt Nam đã trải qua 5 đợt dịch với những biến chủng COVID-19 khác nhau. “Mặc dù từng loại vắc xin sẽ có hiệu quả đáp ứng, có kháng thể khác nhau với từng loại biến thể nhưng nhìn chung vắc xin có tác dụng giảm ca bệnh nặng, giảm ca nhập viện khi mắc”.
Theo TS Vương Ánh Dương, phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), các bằng chứng khoa học cho đến hiện nay đã chỉ ra rằng, hiệu quả bảo vệ của vắc xin để phòng mắc COVID-19 là trên 50%.

Theo “Nghiên cứu gần đây do Tạp chí y khoa hàng đầu thế giới NEJM công bố, hiệu quả bảo vệ sau tiêm mũi thứ 4 có thể ghi nhận ở cả 5 cấp độ của bệnh, bao gồm hiệu quả bảo vệ khỏi mắc bệnh, mắc bệnh có triệu chứng, mắc bệnh phải nhập viện, mắc bệnh nhập viện thể nặng nguy kịch và mắc bệnh dẫn đến tử vong.

Cụ thể, hiệu quả bảo vệ khỏi mắc COVID-19 là 52%. Hiệu quả bảo vệ khỏi mắc ở thể nhẹ có triệu chứng là 61%. Hiệu quả bảo vệ khỏi nguy cơ nhập viện do mắc COVID-19 là 72%. Hiệu quả bảo vệ khỏi mắc COVID-19 ở thể nặng, nguy kịch là 64%. Hiệu quả bảo vệ khỏi nguy cơ tử vong do mắc COVID-19 là 76%.

Chúng ta thanh toán được bệnh bại liệt, đậu mùa, giảm được viêm não… là nhờ có vắc xin. Vắc xin phòng chống COVID-19 mặc dù hiệu quả chưa thật cao như các loại vắc xin sởi – tiêm một mũi miễn dịch suốt đời, nhưng nó có bảo vệ, đặc biệt giảm ca mắc nặng, không gây quá tải hệ thống y tế và giảm tử vong.

Cũng theo chuyên gia, do vắc xin phòng chống COVID-19 miễn dịch không bền vững, sau một thời gian miễn dịch giảm nên sau tiêm 2 mũi vắc xin (liều cơ bản), người dân nên tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại để kích thích hệ thống miễn dịch.

Khả năng bảo vệ cơ thể khỏi COVID-19 từ vắc xin hoặc từng nhiễm bệnh giảm dần theo thời gian khi mức độ kháng thể giảm xuống. Điều đó có nghĩa, không ai được bảo vệ hoàn toàn khỏi BA.5. Một người vẫn có thể nhiễm virus dù đã tiêm phòng và/hoặc từng mắc bệnh. Nguy cơ lây lan thường xuyên hơn so với các biến thể trong quá khứ.

Tuy nhiên, số ca nhập viện và tử vong do BA.5 thấp hơn. Theo các chuyên gia, lý do là đa số đã tiêm chủng hoặc có kháng thể, làm cho khả năng miễn dịch chung của cộng đồng cao hơn so với thời điểm bắt đầu đại dịch.

Tuy nhiên, RKI khuyến cáo, người cao tuổi và những người trong nhóm nguy cơ nên tiêm thêm một liều vắc xin tăng cường để được bảo vệ thêm. Khoảng thời gian giữa phơi nhiễm và các triệu chứng ban đầu ở các biến thể Omicron khoảng 3 ngày, ngắn hơn so với Delta. Khả năng bảo vệ của 2 liều vắc xin cơ bản chống lại nhiễm Omicron không tối ưu, nhưng vẫn bảo vệ khỏi nguy cơ trở nặng nặng. Vắc xin tăng cường đảm bảo hình thành nhiều kháng thể hơn, mang lại hiệu quả bảo vệ cao hơn.

Mặc dù Omicron với các nhánh phụ thường nhẹ hơn nhiều so với Delta, một số ca bệnh vẫn triệu chứng nghiêm trọng. Ngoài ra, vẫn chưa rõ những hậu quả lâu dài mà Omicron có thể gây ra.

Tổng số người đã xem bản tin này: 754

Trả lời