Trước những diễn biến phức tạp của bệnh dại, để chủ động phòng chống bệnh dại và nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế cơ sở, ngày 05/4/2024, Trung tâm Y tế  huyện Đầm Hà đã phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh – CDC tổ chức lớp tập huấn cho Cán bộ phụ trách chương trình dại, Khoa KSBT&HIV/AIDS – YTCC- ATTP – DD, một số các khoa phòng trong Trung tâm Y tế và 9 TYT xã thị trấn cùng cán bộ Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp, UBND các xã, thị trấn, phòng tiêm chủng vắc xin Đầm Hà.

Đến dự và chỉ đạo lớp tập huấn có Ths. BS Vũ Minh Hạnh – Giám đốc Trung tâm Y tế Đầm Hà.

Tại lớp tập huấn, các học viên đã được các Bác sĩ Bùi Thành Nam, Trương Quang Long là giảng viên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh truyền đạt nhiều nội dung quan trọng như: Cập nhật tình hình bệnh dại tại Việt Nam và Quảng Ninh; Chương trình Quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2022-2030; Hướng dẫn giám sát phòng chống bệnh dại trên người và x lý ổ dịch dại; Hướng dẫn giám sát bệnh dựa vào sự kiện (EBS); Phương pháp chẩn đoán bệnh dại trên người và động vật; Cách xử lý khi bị động vật nghi dại cắn; Hướng dẫn mới về vắc xin, biện pháp điều trị dự phòng bệnh bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại; Hướng dẫn tiêm vắc xin và huyết thanh phòng dại; Phòng chống bệnh dại tại: trường học, cộng đồng; Hướng dẫn công tác lập kế hoạch, thống kê, báo cáo hoạt động phòng chống bệnh dại; Thực hiện truyền thông về phòng chống bệnh dại.

Các học viên của lớp tập huấn đã được củng cố, nâng cao và cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích, kinh nghiệm và kỹ năng trong công tác phòng chống bệnh Dại cho người dân, chủ động phối hợp, triển khai các hoạt động phòng chống dịch dại hiệu quả, góp phần kiểm soát sự bùng phát của dịch bệnh dại trên địa bàn.

Bệnh Dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây truyền từ động vật sang người, thông qua tiếp xúc trực tiếp với những chỗ da bị trầy xước của người. Nguyên nhân lây truyền chủ yếu là do chó cắn (chiếm 96%), tiếp theo là mèo và một số động vật hoang dã. 100% các trường hợp mắc dại đều tử vong do chưa có thuốc điều trị. Hằng năm, thế giới ghi nhận trung bình 60.000 ca tử vong do bệnh dại, theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10 năm (từ 2011 – 2021), Việt Nam ghi nhận hơn 900 trường hợp tử vong do bệnh dại. Theo báo cáo, năm 2023, cả nước có 82 người chết vì bệnh dại, gần 700.000 người bị chó mèo cắn phải tiêm phòng, tổn thất kinh tế 800 tỷ đồng/năm. Từ đầu năm 2024 đến nay, toàn quốc ghi nhận 26 ca tử vong do bệnh dại, 100.000 người bị chó cắn phải điều trị dự phòng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Cho tới nay, bệnh Dại vẫn là một trong số các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có số tử vong trên người cao trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Bệnh Dại thường bùng phát mạnh vào thời điểm mùa hè, nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 8 hằng năm. Tuy nhiên trong những năm gần đây, bệnh Dại thường phát triển trái mùa tại nhiều địa phương. Một phần nguyên nhân do sự thiếu hiểu biết, tâm lý chủ quan của một bộ phận người dân khiến tình hình dịch bệnh ngày càng khó kiểm soát.

Tại Quảng Ninh, từ đầu năm 2024 đến nay chưa ghi nhận ca mắc dại trên người nhưng có đến 1165 trường hợp tiêm dự phòng phơi nhiễm. Trong đó có 98 trường hợp cần chỉ định tiêm huyết thanh kháng dại. Toàn tỉnh cũng ghi nhận 05 ổ dịch dại trên động vật tại 3 địa phương: Huyện Đầm Hà (03) và thành phố Hạ Long (01), Bình Liêu (01).

Tổng số người đã xem bản tin này: 69

Trả lời