Tháo dụng cụ kết hợp xương là tháo ra các phương tiện cố định diện gãy xương khi tình trạng xương đã liền, hay do tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật phải lấy bỏ.

Người bệnh T.A.T, 27 tuổi, trú tại xã Quảng Lâm, huyện Đầm Hà đã mổ kết hợp xương cánh tay trái cách đây hơn 10 năm. Sau khi đi kiểm tra tại Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà, hình ảnh từ film chụp X-quang cho thấy cánh tay trái của người bệnh còn dụng cụ kết hợp xương bằng đinh thép và chốt ngang. Hiện tại, vết mổ liền, xương can vững, vận động cánh tay bình thường nên người bệnh quyết định thực hiện phẫu thuật tháo dụng cụ kết hợp xương tại Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà.

(Hình ảnh phim chụp Xquang dụng cụ kết hợp xương đã mổ cách đây trên 10 năm)

Bằng kinh nghiệm nhiều ca phẫu thuật rút đinh đã thực hiện. Sau gần 1 giờ  trôi qua, kíp phẫu thuật do Ths. Bs Phạm Huy Phúc thực hiện dụng cụ đã được loại bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể người bệnh. Hiện tại người bệnh hoàn toàn tỉnh táo, được nằm viện theo dõi, điều trị theo chỉ định của bác sĩ và sẽ xuất viện trong vài ngày tới sau khi các các kết quả xét nghiệm, CĐHA.

(Hình ảnh Ths.Bs Phạm Huy Phúc đang thực hiện phẫu thuật)

Theo Ths.Bs Phạm Huy Phúc, thời điểm tháo nẹp vít kết hợp xương phải thích hợp. Nếu tháo dụng cụ quá sớm, tổn thương xương chưa lành, người bệnh có nguy cơ gãy xương lại sau khi tháo. Nếu tháo quá trễ, xương can sẽ bám chặt xung quanh nẹp vít. Từ đó gây ra khó khăn cho việc lấy dụng cụ kết hợp xương ra khỏi cơ thể và làm tăng nguy cơ nứt, gãy xương vì khi tháo khó, phải đụng chạm nhiều vào ổ gãy. Ngoài ra, người bệnh còn phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe như nhiễm kim loại nặng do một phần vật chất kim loại của dụng cụ kết hợp xương phân tán vào trong cơ thể. Trường hợp này bệnh nhân đã mổ kết hợp xương cách đây hơn 10 năm, các đầu đinh đã bị han rỉ bám chắc vào thành xương nên rất khó lấy ra.

(Hình ảnh một phần dụng cụ được lấy ra sau phẫu thuật)

Sau khi tháo dụng cụ kết hợp xương, người bệnh có thể sinh hoạt và làm việc bình thường vì lúc này, trên cơ bản, những tổn thương ở xương đã lành lại. Tuy nhiên, đối với những trường hợp phải sử dụng nẹp vít quá dài, bắt từ 10 – 15 vít vào xương thì sau 2 – 3 tháng, người bệnh mới có thể vận động mạnh trở lại bình thường.

Do đó nhằm đảm bảo an toàn, phòng ngừa biến chứng, Ths. BS Phạm Huy Phúc–Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà khuyến cáo người bệnh nên lựa chọn những cơ sở chuyên khoa uy tín để thực hiện lắp và tháo dụng cụ kết hợp xương đúng cách và đúng thời gian.

Hãy liên hệ ngay với Trung tâm Y tế Đầm Hà để được tư vấn và hỗ trợ:

CSKH: 033.683.0246

Tổng số người đã xem bản tin này: 68

Trả lời