Đậu mùa khỉ là một căn bệnh hiếm gặp, do Virus đậu mùa khỉ thuộc chi Orthopoxvirus trong họ virus Poxviridae phổ biến gây ra. Bệnh đậu mùa khỉ khó lây hơn, triệu chứng nhẹ hơn và tỷ lệ tử vong thấp hơn so với đậu mùa.

* Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ :
Các ca bệnh đậu mùa khỉ lây nhiễm trực tiếp qua tiếp xúc với người nhiễm (tiếp xúc với chăn ga gối trải giường, quần áo, khăn mặt, dịch tiết, giọt bắn đường hô hấp,…).
Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ có thể nhận biết nếu bạn gặp một số biểu hiện như: Sốt cao, đau cơ, hạch bạch huyết, phát ban,…. Thông thường bệnh này có thể kéo dài 2 – 4 tuần và Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ cần 5 -21 ngày mới có thể nhìn thấy. Khi đó, da bắt đầu chịu tổn thương. Song song với tổn thương da là tổn thương đường hô hấp hay niêm mạc tại mắt, mũi, miệng.
Hầu hết các ca đậu mùa khi ghi nhận đều thấy rằng biểu hiện ban đầu phần lớn là sốt, đau đầu, ớn lạnh, sưng hạch bạch huyết và kiệt sức. Với người bệnh đã khởi phát cơn sốt phần lớn người bệnh đều nổi ban kèm ngứa ngáy 1 – 3 ngày. Mặt là bộ phận đầu tiên xuất hiện và sau đó sẽ lan rộng sang các bộ phận còn lại trên cơ thể.
Ban đầu mụn có mủ nước sẽ chỉ xuất hiện lưa thưa nhưng sau đó sẽ phát tán và số nốt có thể đến hàng nghìn. Bên trong mỗi nốt mụn chứa đầy dịch được gọi là mủ. Khi điều trị tốt chúng sẽ dần đóng vảy và tiêu biến dần đến khi da trở lại trạng thái bình thường.
Hiện tại chưa xác nhận việc bệnh đậu mùa khỉ có lây qua đường tình dục hay không. Tuy vậy, thông tin từ WHO ghi nhận bệnh có xuất hiện ở một số nam giới có quan hệ tình dục đồng tính. Trẻ em, người trưởng thành cũng là đối tượng có thể mắc bệnh.
Hầu hết những người nhiễm bệnh đều hồi phục sau vài tuần, tỷ lệ tử vong không cao. Tuy vậy, các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh diễn tiến nặng, khả năng tử vong cao bao gồm: người mắc bệnh có tiếp xúc lâu dài với virus, trẻ em, người có hệ miễn dịch kém,….
Các nhà khoa học cho biết, căn bệnh này khó lây lan hơn so với dịch Covid-19. Tuy nhiên, bệnh đậu mùa khỉ vẫn có thể trở thành mối đe dọa sức khỏe toàn cầu nếu không có vaccine phòng ngừa kịp thời.
* Các con đường lây nhiễm chính :
Dựa theo những phân tích y khoa, bệnh đậu mùa khỉ có 3 con đường lây nhiễm chính cần lưu ý:
– Lây nhiễm thông qua vết xước, vết cắn mà động vật cắn đã nhiễm vi rút
– Người ăn thịt động vật và động vật bị ăn thịt đó đang nhiễm bệnh
– Người tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.
Đối với con người bệnh này có thể lây qua giọt bắn nhưng khoảng cách là ngắn nên nếu không tiếp xúc gần sẽ không dẫn đến lây nhiễm cao. Bạn có thể dựa vào đó để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh.

* Các biến chứng thường gặp của bệnh này như sau:
– Nhiễm trùng máu
– Viêm mô não
– Viêm phế quản phổi
– Nhiễm trùng giác mạc, mất thị lực
– Các vết thương trên da trở nên nghiêm trọng hơn khiến da bong ra thành từng mảng lớn.
Bệnh đậu mùa khỉ tuy khó lây lan giữa người với người hơn so với Covid-19 và các triệu chứng của bệnh cũng không quá nghiêm trọng nhưng đây vẫn là một căn bệnh nguy hiểm, cần có những biện pháp phòng ngừa phù hợp.
*Tình hình lây lan bệnh
Đến nay hơn 20 quốc gia trên thế giới đã ghi nhận ca mắc bệnh đậu mùa khỉ, trong đó có hơn 100 ca nghi mắc xảy ra tại các nước vốn hiếm khi ghi nhận căn bệnh này. Đức, Pháp và Bỉ đã xác nhận những ca nhiễm đậu mùa khỉ đầu tiên. Bỉ ghi nhận 2 ca nhiễm ở vùng Flanders nói tiếng Hà Lan. Còn ca nhiễm tại Đức ở vùng Bavaria.
Ca nhiễm đầu tiên tại Pháp là người đàn ông 29 tuổi ở vùng Paris, không hề có tiền sử dịch tễ tới quốc gia nào mà virus đậu mùa khỉ đang lưu hành. Các nhà chức trách cho biết trường hợp của người đàn ông Pháp nhẹ và đang được cách ly tại nhà.
Canada hiện đang điều tra hàng chục ca nghi nhiễm ở Montreal, sau khi Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã ghi nhận hơn 40 trường hợp cả nghi nhiễm lẫn xác nhận nhiễm đậu mùa khỉ, Anh xác nhận tổng cộng 20 trường hợp mắc. Trong khi đó, Australia, Italy và Thụy Điển mỗi nước đều xác nhận ca mắc đầu tiên.
Bang Massachusetts của Mỹ cũng xác nhận ca đậu mùa khỉ hiếm gặp ở người đàn ông gần đây từ Canada trở về, đồng thời tìm hiểu xem liệu có mối liên hệ với các ca nhiễm ở châu Âu.
Trong các trường hợp ghi nhận ở Bồ Đào Nha liên quan tới nam giới, đa phần là người trẻ. Những người này gặp tổn thương trên da và được biết trong tình trạng ổn định. Các nhà chức trách không tiết lộ những người này có tiền sử tới châu Phi hay có mối liên hệ nào với các ca nhiễm gần đây ở Anh quốc hay các nơi khác.
Tại Anh quốc, các ca nhiễm không hề có mối liên hệ với các bệnh trước đó, cho thấy có khả năng có nhiều nguồn lây truyền đậu mùa khỉ có thể đang diễn ra.
Bồ Đào Nha hôm 18/5 ghi nhận 5 trường hợp nhiễm đậu mùa khỉ ở nam giới trẻ và đang điều tra 15 trường hợp nghi nhiễm khác.
Tại Tây Ban Nha, vùng Madrid đang điều tra 23 trường hợp nghi nhiễm đều ở nam thanh niên, phần lớn quan hệ tình dục đồng giới.
* Chữa trị bệnh đậu mùa khỉ hiện nay thế nào?
Đậu mùa khỉ thường là sẽ tự khỏi theo cách của nó, nhưng một loại thuốc chống virus đường uống có tên là Tecovirimat đã được Liên minh châu Âu (EU) phê chuẩn đầu năm nay để điều trị bệnh đậu mùa (smallpox), bệnh đậu mùa khỉ (monkeypox) và cowpox. Nó có thể hạn chế sự lây lan của virus cũng như ngăn bệnh nặng.
Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa được cho là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa đậu mùa khỉ. Nhưng do bệnh đậu mùa đã được xóa sổ từ hơn 40 năm trước, dân số trẻ “không còn hưởng lợi nhờ chương trình tiêm chủng vaccine ngừa đậu mùa trước đây”, theo WHO, do thời gian trôi qua đã quá lâu.
Một loại vaccine mới do Bavarian Nordic phát triển nhằm phòng ngừa cả đậu mùa lẫn đậu mùa khỉ đã được phê chuẩn ở EU, Mỹ và Canada, nhưng chưa được lưu hành rộng rãi. Ngoài ra, CDC cho biết việc sát khuẩn nhà cửa cũng góp phần tiêu diệt virus đậu mùa khỉ.
* Phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ
Dù chưa ghi nhận các ca bệnh đậu mùa khỉ tại Việt Nam nhưng việc phòng ngừa bệnh vẫn nên được chú trọng. Một số biện pháp có thể áp dụng để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh bao gồm:
– Tránh tiếp xúc với động vật có nguy cơ nhiễm virus gây bệnh đậu mùa khỉ (động vật bị bệnh, động vật chết ở những khu vực xảy ra bệnh đậu mùa khỉ, động vật nghi ngờ nhiễm bệnh,…).
– Thực hiện ăn chín, uống sôi. Chỉ ăn các loài động vật rõ nguồn gốc xuất xứ, đã qua kiểm định.
– Tránh tiếp xúc với người có nguy cơ mắc bệnh. Không chạm vào các vật dụng của người có nguy cơ nhiễm bệnh.
– Cách ly người có triệu chứng bệnh/có nguy cơ nhiễm bệnh.
– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh tay có chứa cồn, đặc biệt là khi vừa tiếp xúc với người khác.
– Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa. Chưa có vaccine ngừa bệnh đậu mùa khỉ nhưng việc tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa có thể làm giảm đến 85% nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ.
– Nâng cao ý thức phòng tránh dịch bệnh. Thường xuyên cập nhật các thông tin bệnh.

Tổng số người đã xem bản tin này: 731

Trả lời