Trong 9 tháng đầu năm 2022, Trung tâm Y tế Đầm Hà đã ghi nhận 180 người bị chó, mèo cắn. Đa số các trường hợp này có vết cắn độ III và số đông là trẻ em chiếm 45%. Tại Trung tâm Y tế, các trường hợp này đều được tư vấn và tiêm vắc xin phòng dại.

Nhân viên Y tế tư vấn cho trường hợp cháu bé bị chó cắn

Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút dại gây ra.
Bệnh lây truyền: Từ động vật sang người qua vết cắn, cào, liếm…
Đường lây: Vi rút dại xâm nhập vào cơ thể trong các trường hợp:
– Bị xúc vật mắc bệnh dại cắn rách da, chảy máu.
– Chăm sóc hoặc giết thịt động vật bị bệnh dại mà da bị xây sát, tổn thương.
– Do da bị xây sát dính phải nước dãi của chó, mèo bị bệnh dại sau đó phát bệnh dại
Biểu hiện của động vật bị bệnh dại:
– Thể điên cuồng:
+ Nôn mửa.
+ Cắn và ăn các đồ vật bất thường.
+ Cắn khi không bị chọc tức.
+ Đi không thăng bằng.
– Thể dại câm:
+ Không có các biểu hiện lên cơn dại điên cuồng.
+ Có thể bị bại liệt một phần cơ thể (hàm trẽ, lưỡi thè ra…), liệt nửa người hoặc 2 chân sau.

Cần xử lý vết thương ngay sau khi bị động vật cắn:
Vết thương cần được rửa ngay với xà phòng dưới vòi nước chảy liên tục trong 15 phút. Nếu không có xà phòng, có thể rửa ngay vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy, rửa bằng nước muối, bôi chất sát trùng như cồn I ốt. Sau đó đến ngay cơ sở Y tế để được tư vấn và điều trị dự phòng bằng cách tiêm phòng vắc xin càng sớm càng tốt.
Bệnh dại rất nguy hiểm: Bệnh dại khi đã lên cơn thì không thể chữa được.
Bệnh dại gây chết người NHƯNG phòng tránh được.
Trung tâm Y tế Đầm Hà luôn có đội ngũ nhân viên khoa KSBT-YTCC thường xuyên được cập nhật kiến thức hàng năm về Phòng chống bệnh dại do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức.
Người dân trên địa bàn huyện hãy đến Trung tâm Y tế Đầm Hà để được tư vấn phòng chống bệnh dại khi bị động vật cắn!

Tổng số người đã xem bản tin này: 584

Trả lời