Ngộ độc thực phẩm là gì?
Theo Khoản 10, Điều 2 của Luật an toàn thực phẩm thì Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý do hấp thụ thực phẩm bị ô nhiễm hoặc có chứa chất độc.
Và ô nhiễm thực phẩm là gì thì theo Khoản 12, Điều 2 của Luật an toàn thực phẩm nêu rõ: Ô nhiễm thực phẩm là sự xuất hiện tác nhân tác nhân làm ô nhiễm thực phẩm gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng tránh ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm thì người dân cần lựa chọn, mua và sử dụng những thực phẩm còn tươi, thực phẩm có nhãn mác ở những cửa hàng cố định, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm; bảo quản thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn.

Hình ảnh minh họa

Vì vậy người tiêu dùng cần nắm được những kiến thức cơ bản, có trách nhiệm trong đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, cũng như cách bảo quản thực phẩm. Bên cạnh đó, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần phải có trách nhiệm, đạo đức cao trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm để góp phần phòng tránh ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm cho cộng đồng. Để bảo đảm sức khỏe cho bản thân, gia đình cần tuân thủ 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:
1. Chọn thực phẩm tươi sạch an toàn:
– Chọn các loại rau, quả tươi, không bị dập nát, không có mùi lạ. Chọn thực phẩm tươi: rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn.
– Với thịt phải qua kiểm dịch thú y và đạt tiêu chuẩn thịt tươi. Cá và thủy sản phải còn tươi, giữ nguyên màu sắc bình thường, không có dấu hiệu ươn, ôi.
– Các thực phẩm đã chế biến phải được đóng hộp hoặc đóng gói đảm bảo, phải có nhãn hàng hóa ghi đầy đủ nội dung như tên sản phẩm, trọng lượng, các thành phần chính, cách bảo quản, sử dụng, nơi sản xuất, chế biến; có số đăng ký sản xuất và còn thời hạn sử dụng. Với đồ hộp không chọn hộp bị méo, phồng hay gỉ.
2. Nấu chín kĩ trước khi ăn. Nấu chín kĩ hoàn toàn thức ăn, bảo đảm nhiệt độ bên trong khối thực phẩm thực phẩm phải đạt tới hoặc trên 70oc.
3. Ăn ngay sau khi nấu. Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì thức ăn càng để lâu càng dễ bị nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khoẻ.
4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín. Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng liên tục trên 60oc hoặc lạnh dưới 10oc. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.
5. Nấu lại thức ăn thật kỹ. Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng phải được đun kỹ lại, nhất thiết phải được đun kĩ lại.
6. Tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chín và sống. Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm nầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng dao, thớt để chế biến thực phẩm tươi sống).
7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu tay có vết thương phải băng kĩ và bọc kín vết thương trước khi chế biến thực phẩm.
8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn, bếp luôn khô ráo sạch sẽ. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại. Khăn lau sàn nhà bếp phải giặt sạch sẽ.
9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Giữ thực phẩm trong hộp kín, chặn, tủ kính, lồng bàn. Đó là cách bảo vệ tốt nhất. khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch trước khi dùng lại lần nữa.
10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, không mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi nước trước khi làm đá lạnh để uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu ăn cho trẻ nhỏ.
Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, người dân cần phải dừng ngay việc sử dụng và niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu…) để xác minh và báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời.
Vì sức khỏe cho bản thân, gia đình, mỗi người dân cần thực hiện 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm./.

ĐTC

Tổng số người đã xem bản tin này: 443

Trả lời