Nhằm cập nhật và nâng cao kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm trong năm 2024. Ngày 07/04/2024, Trung tâm Y tế Đầm Hà phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Ninh và Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Đầm Hà tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên đề an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng cho 90 cán bộ, hội viên, phụ nữ trên địa bàn huyện tại hội trường Tại hội trường Trung tâm Chính trị huyện Đầm Hà.

Tại Hội nghị, giảng viên của Trung tâm Y tế Đầm Hà đã truyền đạt các nội dung tới các học viên: Kiến thức chung về an toàn thực phẩm; định nghĩa và các mối nguy an toàn thực phẩm; cách nhận biết thực phẩm bẩn; cách lựa chọn thực phẩm an toàn và cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm; thực trạng ATTP các vụ ngộ độc thực phẩm trên cả nước trong những năm gần đây, các quy định pháp luật hiện hành về đảm bảo an toàn thực phẩm và xử lý các hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh; kỹ năng giám sát, phát hiện và tố giác hành vi vi phạm an toàn thực phẩm; Đặc biệt nhấn mạnh các hội viên phụ nữ phải gương mẫu thực hiện nghiêm túc Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng thực phẩm theo Luật ATTP năm 2010 của Quốc Hội:

1. Người tiêu dùng thực phẩm có các quyền sau đây:
a) Được cung cấp thông tin trung thực về an toàn thực phẩm, hướng dẫn sử dụng, vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, lựa chọn, sử dụng thực phẩm phù hợp; được cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn, cách phòng ngừa khi nhận được thông tin cảnh báo đối với thực phẩm;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
d) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
đ) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do sử dụng thực phẩm không an toàn gây ra.

2. Người tiêu dùng thực phẩm có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ đầy đủ các quy định, hướng dẫn về an toàn thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm;
b) Kịp thời cung cấp thông tin khi phát hiện nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, khai báo ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm với Ủy ban nhân dân nơi gần nhất, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
c) Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình sử dụng thực phẩm.

Qua buổi tập huấn, các học viên đã nắm được tầm quan trọng của vấn đề an toàn thực phẩm, các kiến thức về an toàn thực phẩm và hiểu rõ người tiêu dùng luôn là lực lượng quan trọng trong việc phát hiện các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm. Chỉ khi người tiêu dùng hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc khiếu nại, trách nhiệm khai báo, tố giác các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm của các tổ chức, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm rau, thịt không an toàn… thì các hành vi vi phạm về an toàn phẩm sẽ không còn tồn tại.

Tổng số người đã xem bản tin này: 142

Trả lời