Mỗi em bé sinh ra đời là niềm hạnh phúc của gia đình. Tuy nhiên để thích nghi với môi trường bên ngoài, bé phải học rất nhiều từ việc bú ngủ, vệ sinh… Ba mẹ cũng phải học để chăm sóc, yêu thương, dạy dỗ và đem đến cho con những điều tốt nhất.

Tắm cho trẻ sơ sinh là một việc thường gây lúng túng cho ba mẹ, đặc biệt là những ba mẹ có con đầu lòng. Đôi khi việc này được giao phó cho ông bà, cô bảo mẫu, nữ hộ sinh. Vậy tắm cho trẻ có lợi ích gì và cách tắm ra sao?

Lợi ích của việc tắm cho trẻ: giúp bé sạch sẽ, loại bỏ những bụi bẩn, tác nhân có thể gây nhiễm trùng da, giúp bé dễ chịu, cơ thể nhanh tuần hoàn máu nuôi dưỡng da, có thể loại trừ được mệt mỏi, quấy khóc, nâng cao được sức đề kháng của trẻ. Đây cũng là dịp kiểm tra toàn diện về da của trẻ xem có hiện tượng gì khác lạ không vì rất nhiều bệnh truyền nhiễm đều được biểu hiện ra bằng các nốt mẩn mụn nổi trên da. Đồng thời, việc tắm cho trẻ sẽ giúp gắn kết tình cảm của người chăm sóc với trẻ.

Việc tắm cho trẻ sơ sinh yêu cầu sự tỉ mỉ cũng như cẩn thận để tránh nước quá lạnh hay nóng, sử dụng sữa tắm sao cho hiệu quả mà vẫn không khiến da bé bị kích ứng, tránh ảnh hưởng đến cuống rốn của trẻ là điều mà các mẹ nên quan tâm. Các mẹ làm theo các bước sau đây để tắm cho bé yêu đúng cách.

CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ:

  • Rửa tay sạch sẽ
  • Đo nhiệt độ bé trước khi tắm
  • Để mông trần và lau sạch nếu có dính phân xu
  • Rửa sạch và làm đầy nửa bồn tắm là đủ. Kiểm tra nhiệt độ của nước bằng cổ tay trong (nước nên ấm và không quá nóng).
  • Chỉ bắt đầu tắm bé khi nhiệt độ nước tắm khoảng 37°C

CHUẨN BỊ CÁC VẬT DỤNG TRƯỚC KHI TẮM BÉ:

  • Bồn nhựa tắm bé
  • Khăn vải tắm bé và gòn vệ sinh cho bé
  • Khăn lông lớn và lược chải đầu cho bé
  • Xà phòng
  • Quần áo mới
  • Quan sát các dấu hiệu nhiễm trùng và bất thường như là bụng chướng, mắt dính. Sau đó quấn bé bằng khăn ấm
  • Để trần bé, đặt bé trên bàn tắm có phủ khăn sạch,
  • Tiến hành làm sạch 2 mắt bé với gạc ẩm, mỗi lần lau dùng 1 miếng gạc ẩm và theo một hướng từ khóe mắt bên trong ra bên ngoài.

LAU MẶT VÀ TAI BẰNG GẠC ẨM:

– Sau đó dùng gạc tẩm dung dịch tắm bé, bắt đầu tắm từ đầu, cổ, nách, tay, ngực, bụng, lưng, bẹn, đùi, chân và cuối cùng là mông bé:

– Đặt bé nhẹ nhàng vào trong bồn tắm, dùng cánh tay trái nâng đỡ cổ và vai, còn bàn tay phải giữ lấy mông và đùi của bé.

– Giữ đầu của bé trên mặt nước.

– Làm sạch bé lần lượt từ đầu, cổ, nách, tay, ngực bụng, bẹn, bộ phận sinh dục ngoài, đùi rồi đến 2 chân, để ý những chỗ nếp gấp da. Nhẹ nhàng lật úp bé xuống và tắm lưng

– Đưa bé ra khỏi bồn và giữ bé ở tư thế như lúc đang tắm ngồi

– Đặt bé nhẹ nhàng xuống khăn và lau khô, lau kỹ ở những vùng da có gấp nếp

– Mặc áo cho bé

– Tiếp tục lau sạch vành tai ngoài bằng tăm bông

LÀM SẠCH MẮT, MŨI BÉ BẰNG DUNG DỊCH: Natri clorid 0,9%

  • Tiến hành vệ sinh rốn bằng tăm bong vô khuẩn và cồn 70 độ.
  • Kiểm tra xem dây rốn khô, có mùi hôi hay không
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài bằng gạc ẩm.

MẶC TÃ CHO BÉ.

LƯU Ý KHI TẮM CHO TRẺ SƠ SINH:

– Thời điểm tắm cho bé thích hợp nhất là trước khi ngủ hoặc sau khi ăn 1 – 2 tiếng, để tránh khiến trẻ bị trớ hay giúp bé ngủ ngon và sâu hơn.

– Nếu chưa quen với việc tắm cho bé, các mẹ có thể lau người để bảo vệ làn da non nớt của con.

– Thời gian tắm không được kéo dài quá 10 phút.

– Không nên tắm cho trẻ nhiều lần trong ngày, kể cả mùa hè. Vào mùa đông mẹ có thể cho bé 4 – 5 ngày mới tắm một lần. Những ngày không tắm, mẹ nên lau sạch người cho bé.

Hãy liên hệ ngay với Trung tâm Y tế Đầm Hà để được tư vấn kỹ thuật và cung cấp dịch vụ tắm bé:

* CSKH: 033.683.0246

* Bác sĩ Lê Bích Hậu: 0327.805.409

Tổng số người đã xem bản tin này: 157

Trả lời